Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ – giải pháp cho nhà bếp của bạn

núm tròn vàng copy 1

Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ

Mấu chốt để thiết kế một nhà bếp đẹp chính là hòa hợp về hình dáng và màu sắc tay nắm các dụng cụ và trang thiết bị trong nhà bếp với nhau

Thiết kế phòng bếp với rất nhiều tay nắm cửa và núm tủ không đơn giản như một công thức nấu ăn.

Chúng ta có rất nhiều lựa chọn đi đôi với thách thức sắp xếp mọi thứ với nhau sao cho thật hòa hợp mà không để xảy ra một sự lạc điệu nào đấy.

Các cách chọn lựa để hòa hợp cùng một phong cách, kích thước.

Và thẩm mỹ cùng với sự tiện dụng đều phải đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong lựa chọn, sắp xếp.

Hình dưới là một minh họa cho sự sắp xếp hòa hợp với tông màu trắng cùng sự điểm xuyến của đèn và các Tay Nắm Cửa Tủ Cổ Điển.

Tại sao phải kết hợp nhiều loại tay nắm?

Có hai lý do chính để bạn sử dụng nhiều hơn một loại tay nắm/ núm kéo tủ.

Đó chính là phong cách và chức năng của chúng.

Với góc độ phong cách, việc pha trộn các loại tay/ núm tủ khác nhau.

Tạo nên sự phong phú và trực quan tinh tế.

Đặc biệt, trong một nhà bếp lớn hơn.

Bạn có thể tránh sử dụng lặp đi lặp lại một loại tay cầm cho tất cả cánh cửa và ngăn kéo.

Còn với góc độ về chức năng, một số tủ sẽ phù hợp hơn với kiểu nắm cửa nhất định.

Ví dụ, nhà bếp ở minh họa sau đây có núm tròn cho cửa mở, tay cầm cho các ngăn kéo.

Tay cầm  nhỏ hơn cho một cánh cửa lật kệ đựng ly và một tay cầm lớn cho tủ lạnh âm tường.

Như ta thấy, các loại tay nắm phải phù hợp với từng loại vật dụng.

Vì thế nên sử dụng nhiều loại tay nắm sẽ mang ý nghĩa sử dụng thiết thực.

Các tips nhỏ để hòa hợp các tay nắm cửa 

Chúng ta phải làm thế nào để kết hợp các tay nắm/ núm cửa.

Để vừa phù hợp chức năng lại vừa mang giá trị thẩm mỹ cao?

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có những quyết định đúng đắn

Chọn một kiểu tay nắm cửa duy nhất.

Mặc dù chúng ta có thể kết hợp nhiều loại tay nắm cửa với nhau .

Việc sử dụng nhiều loại tay nắm cửa có một kiểu sẽ dễ dàng và an toàn cho sự trang trí phòng bếp.

Thực hiện điều này sẽ làm cho phòng bếp của nhà bạn tự động có sự hòa hợp giữa các vật dụng.

Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ

Hãy nhớ rằng “kiểu” không chỉ là vật liệu mà còn là kết cấu và hoa văn.

Ví dụ, đồng thau và đồng satin đều có màu vàng.

Nhưng chúng trông khác nhau vì chúng có kết cấu bề mặt khác nhau.

Và mức độ sáng bóng cũng khác nhau. 

Để có cái nhìn hòa hợp, bạn có thể sự dụng kiểu dáng kim loại cho các tay nắm/ núm cửa.

Thậm chí có thể sử dụng luôn cho các đồ vật nữa.

Nhà bếp dưới đây được thiết kế theo phong cách kim loại cùng với các Tay Nắm Cửa Tủ Đồng Cổ, vòi bằng đồng tạo cảm giác hòa hợp nhất quán. 

Hãy suy nghĩ về số lượng. 

Các tay núm nên được sử dụng nhiều nơi để không bị tạo cảm giác lạc lõng.

Vì thế, nhiều nhà bếp đã sử dụng các tay nắm và núm kết hợp với nhau tạo nên sự hòa quyện. 

Nếu nhà bếp của bạn có ít hơn 20 cánh cửa và ngăn kéo thì chỉ nên sử dụng tối đa 2 kiểu núm/tay nắm.

Còn nếu nhà bếp có ít hơn 12 cửa và ngăn kéo thì chỉ nên sử dụng duy nhất một kiểu núm/tay nắm cho tất cả 

Đây không phải là quy tắc cứng nhắc nhưng sẽ giúp dễ dàng tạo ra sự hòa hợp đẹp mắt cho gian bếp của bạn.

Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ

Nếu bạn không có hứng thú phối hợp nhiều kiểu tay nắm/ núm.

Đơn giản là chỉ cần sử dụng một loại tay nắm ngăn kéo loại vừa to khoảng 10cm cho tất cả các ngăn kéo hoặc cánh cửa trong phòng bếp.

Ngoài ra, đây cũng là kiểu tay nắm rất dễ để tự thực hiện. 

Kết hợp 2 loại tay nắm với nhau. 

Một loại cho các tủ ở trên cao và một loại cho các tủ đặt dưới mặt đất.

Đây là một cách hòa hợp phổ biến, các tủ ở trên cao sẽ sử dụng núm hình mũ để dễ thao tác, và tay cầm cho các tủ/ngăn kéo ở dưới đất. 

Trong trường hợp bạn có các tủ đựng thức ăn có chiều cao tương đối, sử dụng tay cầm hoặc núm đều được.

Thậm chí có thể chia ra núm cho phần cửa trên và tay cầm cho các ngăn cửa dưới.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng 2 loại như vậy, thì tay cầm và núm phải thẳng hàng dọc với nhau để tạo sự đồng nhất, nếu không thì nên sử dụng 1 loại mà thôi.

Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ

Sử dụng các kiểu khác nhau cho từng chức năng của cửa hoặc ngăn kéo. 

Nếu bạn thích sử dụng nhiều hơn hai loại tay nắm/núm cửa hoặc nhà bếp của bạn lớn với nhiều tủ và ngăn kéo khác nhau.

Bạn nên xem xét sử dụng nhiều kiểu tay nắm/ núm khác nhau theo từng loại ngăn kéo. 

Trong nhà bếp ở hình sau

Các cánh cửa tủ (ở trên và dưới) sử dụng các núm đơn giản.

Trong khi hầu hết các ngăn kéo được sử dụng tay kéo.

Tuy nhiên, ta có thể thấy có một ngăn kéo có tay cầm khác biệt.

Chính vì đó là cánh cửa mở xuống, có thể là nơi để máy rửa chén. 

Kiểu tay cầm kia cũng có thể sử dụng ở đây.

Tuy nhiên kiểu tay cầm này tạo sự thoải mái và dễ dàng hơn khi đóng mở.

Ngoài ra, điều này còn có một tác dụng khác. 

Đó chính là phân biệt một nhóm các tủ có chức năng sử dụng gần giống nhau.

Như ở hình dưới ta có thể thấy cửa tủ lạnh, tủ đông có cùng một kiểu tay cầm.

Thiết kế này không tạo cảm giác đối xứng, nhưng để nhóm các chức năng giống nhau lại, tạo nên sự thanh lịch hài hòa riêng.

Xem xét tổng thể. Gợi ý này có liên quan đến các phần trước và có thể áp dụng để phối hợp hai hoặc ba loại tay kéo.

Đôi khi các tay kéo gần giống nhau sẽ tạo cảm giác khó chịu vì sẽ tạo cảm giác lệch lạc không đồng nhất.

Để tránh vấn đề này, chúng ta nên phối hợp các kiểu tay cầm có sự khác nhau đáng kể.

Các nhà bếp minh họa ở đây sử dụng các tay cầm kích thước trung bình (khoảng 8-10cm), và nhỏ (3cm) cho các tủ ở trên.

Nhà bếp ở dưới sử dụng bốn loại tay cầm khác nhau:

Chốt nhỏ, tay cầm kiểu hộc, tay cầm trung bình và lớn.

Mỗi kiểu tay cầm có kích thước khác nhau tạo nên sự hòa hợp mà không hề rối mắt. 

Suy nghĩ về sự lâu dài. 

Những thiết kế hiện tại có thể sẽ thay đổi sau này hoặc ngay lập tức.

Những thứ không thể thay đổi dễ dàng chính là các lỗ khoan trên cánh cửa.

Đó là lý do chúng ta nên cân nhắc cẩn thận về kích cỡ của những tay cầm.

Phải thật sự phù hợp với cánh cửa tủ hay không để sau này có thể dễ dàng thay đổi kiểu khác.

Nếu bạn cảm thấy muốn thay đổi các lỗ khoan.

Bạn có thể sử dụng tay nắm có các tấm kim loại để che đi các lỗ khoan cũ .

Đồng thời cũng trang trí thêm lấp lánh đẹp mắt.

Trang trí các sọc màu. 

Như đề cập trước đây, mặc nên sử dụng một kiểu duy nhất cho tay nắm.

Nhưng chúng ta có thể phối hợp nhiều loại tay nắm để tạo hiệu ứng đẹp mắt.

Và nếu bạn có ý định phối như vậy, hãy xem xét các nguyên tắc sau

– Khi sử dụng kim loại như núm kim loại, hãy kết hợp chúng với các tay cầm kim loại khác

– Tạo ra quy tắc đơn giản cho các loại tay cầm.

Ví dụ ở hình dưới, các núm chỉ được sử dụng cho các tủ trên.

Do đó, sự thay đổi vật liệu rất nhịp nhàng.

– Đôi khi, phá cách một chút cũng rất hay.

Như nhà bếp này chỉ có một vài tay cầm trắng sáng trong khi tất cả đều là màu đồng thau.

Màu trắng sáng chính là để hòa với tông của vòi nước.

Cuối cùng, hãy để cảm giác chúng ta mách bảo khi kết hợp hai kiểu tay cầm một cách hòa hợp.

Các kiểu tay nắm phổ biến 

Vậy ta nên sử dụng loại tay nắm nào để phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau?

Dưới đây là một số mẹo để lựa chọn và kết hợp chúng

Tay nắm tròn (núm tròn). Núm tròn (trái ngược với tay nắm hình vuông, chữ T.

Hoặc các hình dạng cứng khác) có ưu điểm là có thể thoải mái kéo từ nhiều hướng khác nhau.

Một bất lợi của kiểu núm tròn này là các ngăn kéo rộng và nặng.

Không thể dễ dàng kéo ra từ một điểm trung tâm nhỏ .

Tại đây, sẽ chịu rất nhiều áp lực, và như thế chúng ta sẽ phải sử dụng hai núm dẫn đến phải dùng cả hai tay để kéo.

Vì thế, với những ngăn kéo lớn, một tay nắm đơn lớn sẽ phù hợp hơn vì có thể kéo bằng một hoặc hai tay.  

Thiết kế nhiều kiểu tay nắm tủ

Tuy nhiên, cả hai kiểu tay nắm vẫn có thể sử dụng được.

Nếu ta có một ngăn kéo có bánh xe tốt có thể kéo nhẹ nhàng.

Do đó, nên bạn có thể chọn lựa tùy theo sở thích cá nhân.

Ngay cả khi bạn không thích sử dụng các núm kéo đại trà.

Ta cũng nên sử dụng chúng ở những nơi đặc biệt.

Ví dụ như một cặp cửa duy nhất trong khu vực hầu hết là ngăn kéo.

 Bồn rửa mặt phía trước có kiểu như cái tạp dề này có cửa thấp hơn so với xung quanh.

Nếu cặp cửa này có tay cầm như những cái xung quanh chúng sẽ không thẳng hàng.

Vì thế sử dụng núm là một sự lựa chọn phù hợp để tăng thêm sự hòa hợp và hiện đại.

Tay nắm cửa dạng cụp. 

Các tay nắm này có hình dạng cụp xuống.

Chúng ta có thể móc các ngón tay vào trong tạo lực kéo tốt hơn.

Các tay nắm cửa này thường chỉ có thể móc bàn tay từ dưới ngược lên.

Dưới đây là hình minh họa. Kiểu tay nắm này thường xuất hiện ở các tủ đựng hồ sơ và được sử dụng ở những thập niên trước.

Tay nắm cửa cụp đẹp nhất khi được đặt chúng theo một hàng ngang và cũng rất tiện lợi cho các ngăn kéo.

Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà chúng thường chỉ sử dụng cho các ngăn kéo thôi.

Tay nắm cửa móc kéo. 

Chúng thường được gắn vào phía sau hoặc trên cùng của cánh cửa hoặc ngăn kéo.

Tay nắm tạo hình góc gập khá giống như tay nắm cụp nhưng rộng hơn và có hình dạng đơn giản hơn

Tay nắm móc thường không được pha trộn với các kiểu khác.

Vì chúng thường dùng cho nhà bếp hiện đại, tối giản.

Và các tay nắm này phù hợp nhất cho các cánh cửa hoặc ngăn kéo bán kín, thụt vô trong một chút.

  Chốt kéo. 

Chốt kéo hoặc chốt tủ mang dáng vẻ cổ kính và cũng theo đúng nghĩa đen là có thế chốt cửa tủ lại.

Tùy thuộc vào cách chốt mà ta có thể mở ra dễ dàng hoặc không.

Được sử dụng như một khóa an toàn nhẹ để đề phòng trẻ em hoặc các vật nuôi.

Ngoài ra cũng mang phong cách rất riêng cho căn bếp.

Cần lưu ý rằng chốt kéo có hai phần, vì thế phải gắn cả hai phần vào đúng vị trí.

Ngoài ra, chốt kéo còn có thể kết hợp với nút bấm để có thể dễ dàng thao tác mở nhanh hơn. 

Những điều cần lưu ý trước khi thiết kế các tay nắm cho nhà bếp của bạn.

Ưu tiên cảm giác:

 Bạn thích nắm hay kéo hơn? Bạn thích tròn hay vuông?

Bảo trì: 

Những tay nắm sáng bóng có thể mất nhiều công sức để giữ sạch hơn.

Vì thế hãy suy nghĩ về thời gian mà bạn sẽ bỏ ra để bảo trì chúng.

Các lỗ khoan: 

Nếu bạn muốn thay đổi các tay nắm, bạn có thể sẽ gặp khó khăn với các lỗ khoan hiện có.

Ví dụ nếu tay nắm có 3 lỗ thì bạn phải thay một cái khác tương tự.

Vì thế sử dụng núm lại mang đến tiện lợi hơn khi chỉ cần khoan thêm 1 lỗ khác.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT NAM KHANG

(NAM KHANG PRODUCTION – TRADING – SERVICE – TECHNICAL COMPANY LIMITED)

Địa chỉ: 442 D Nguyễn Sơn, Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, Hồ Chí Minh 

Mã số thuế: 0315744901

Giấy phép kinh doanh: 0315744901 do SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cấp ngày 19/06/2019

Người ĐDPL: PHẠM THỊ DIỆP

Hotline: 0901.196.992 / 0901.186.997 / 0901.196.224 / 091.186.992

Email: info@fhomenamkhang.com –  fhomenamkhang@gmail.com

Website: www.fhomenamkhang.com  

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Chính Sách Bảo Mật

Chính Sách Giao Hàng

Chính Sách Thanh Toán

Chính Sách Bảo Hành/Bảo trì

Chính Sách Và Quy Định Chung

Chính Sách Đổi/Trả Hàng Và Hoàn Tiền

cong%20thuong 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *